Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

6 BƯỚC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

6 BƯỚC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
Theo nghiên cứu, một người đi làm sẽ thay đổi nghề từ 5-7 lần trong cả cuộc đời. Do đó kỹ năng quản lý và phát triển nghề nghiệp là vấn đề sống còn. Bạn có thể tham khảo 6 bước sau:
Đánh giá
Bạn đã sẵn sàng cho công việc của đời mình nhưng chưa biết chắc về giá trị bản thân, điểm mạnh và điểm yếu của mình. Bạn muốn khám phá nhiều hơn chính bản thân mình và nỗ lực chứng tỏ khả năng. Để làm tốt bước này, bạn có thể tham khảo lời cố vấn của một số bạn bè, người thân hoặc chính thầy cô giáo cũ của bạn.

Nghiên cứu 
Bạn đang tìm hiểu về nghề nghiệp và bối rối không biết nghề đó có phù hợp với mình không. Bạn hoa mắt vì có quá nhiều cơ hội và sự lựa chọn. Bạn sẽ được chào đón hay là bị loại ngay? Thất vọng, chán nản hay được đền đáp xứng đáng?
Nếu biết nghiên cứu kỹ thế giới việc làm từ trước, bạn sẽ tiếp cận giai đoạn này với một tinh thần thép và thái độ lạc quan hơn.

Chuẩn bị 
Bước này tràn đầy những phấn khích và niềm say mê khi bạn nghĩ rằng: Thật tuyệt vời khi được làm một nghề ý nghĩa. Tuy nhiên, còn rất nhiều việc phải làm, để thành công bạn phải chuẩn bị thật tốt.
Để chuẩn bị kỹ, bạn phải đạt được những kinh nghiệm và kiến thức nhất định. Đề ra mục tiêu và nỗ lực hướng tới thành công.

Tìm điểm đến
Bạn cảm thấy tự tin vào con đường đã chọn và hiểu mình muốn gì. Bạn lao vào tìm kiếm nhà tuyển dụng và cố gắng marketing bản thân tối đa. Tại giai đoạn này, hơn bao giờ hết bạn phải tập trung sức lực để hướng tới mục tiêu.

Duy trì
Bạn đã có một công việc mới. Giờ đây, bạn cảm thấy thoải mái với lĩnh vực mình tham gia. Bạn muốn thăng tiến và phát triển hơn nữa. Không bằng lòng với những gì bạn có, liên tục cập nhật những kỹ năng và tiêu chuẩn hiện tại của ngành.
Lúc này, bạn cần thể hiện năng lực và thiết lập những mối quan hệ trong mạng lưới nhà nghề.

Chuyển đổi
Không thoả mãn với những gì đạt được, bạn muốn chinh phục những thử thách mới hấp dẫn và khó khăn hơn. Bước này rất cần sự tỉnh táo. Bạn cần phát triển tối đa khả năng linh hoạt và sức bật của bản thân để đón nhận thử thách. 

Theo Brightlightcoach

Xác định kỹ năng nghề nghiệp như thế nào?

Bạn đã quyết định bước vào công cuộc tìm kiếm việc làm cho mình – với tất cả sự quyết tâm và một kế hoạch cụ thể. Sẽ chẳng bao giờ là vô ích khi bạn biết mình đang tìm kiếm những gì, tìm ở đâu, và làm thế nào để đạt được điều mình muốn…. Nhưng sau đó, khi bạn bắt đầu nộp hồ sơ và gặp phải rào cản nào đó thì sao? Có thể bạn có hiểu rõ quá trình làm việc của mình, về nơi mà bạn đã từng làm việc, bản chất của công việc mình đang làm nhưng có thể bạn vẫn chưa biết cách để chứng minh được vì sao bạn phù hợp với công việc của mình. 

Sau đây là một số cách giúp bạn xác định những kỹ năng nghề nghiệp cho mình, để các ông chủ có thể chú ý tới bạn 

Nghĩ về những kỹ năng trước đây của mình. 

Khi bắt đầu tìm một công việc mới, bạn sẽ rất dễ tìm một việc có “họ hàng” với công việc gần đây nhất của mình, những yêu cầu, những kỹ năng của công việc mới sẽ gần như nhau. Nhưng, để có được nhiều kinh nghiệm nhất từ công việc của mình, bạn cần có sự phân tích, xem xét từng kỹ năng cụ thể mà bạn đã từng sử dụng trong công việc của mình trước đây. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy sự khác biệt khi nhớ lại những kỹ năng này, nhưng điều này sẽ có nhiều tác dụng hơn bạn tưởng khi bắt đầu làm một công việc mới. 

Xác nhận những kỹ năng bạn đang có. 

Điều quan trọng không chỉ là là xem xét đến những kỹ năng liên quan đến công việc, mà còn là khả năng tự quản lý và sự linh hoạt trong công việc. Bạn cũng sẽ muốn mở rộng phạm vi những kỹ năng mà mình thông thạo, vì vậy những kinh nghiệm sống của bạn cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc tích lũy những kỹ năng của mình, nói cách khác: kỹ năng nghề nghiệp mà bạn có được phần lớn bắt đầu từ kinh nghiệm sống của chính bạn. Ví dụ như đi du lịch, lập kế hoạch cho đám cưới của mình, nuôi dạy con cái, … tất cả những kinh nghiệm này đều có thể ứng dụng trong quá trình tìm kiếm việc làm. 

Xem xét đến những tính cách cá nhân của bạn.

Sau khi bạn đã xác định một loạt các kỹ năng, hãy suy nghĩ đến những tích cách của bản thân mà bạn chưa nhận thức rõ. Ví dụ, bạn chưa nhạy cảm trước những thay đổi, bạn còn bị động trong việc ứng phó với các tình huống, bạn chưa biết được mình muốn gì … và một số ưu điểm khác như: có thể nói chuyện tự tin trước đám đông, hay bạn có năng khiếu ngoại ngữ …. Hãy thể hiện cho những “ông chủ” tương lai của mình thấy được điều đó, để họ thấy được: Bạn là một ứng viên đầy tiềm năng. 

Thường xuyên cập nhật xu hướng nghề nghiệp. 

Trừ phi bạn đang làm việc trong lĩnh vực nhân sự: có nhiều cơ hội để tiếp xúc với các thông tin tuyển dụng, cũng như những kiến thức về tư vấn nghề nghiệp. Còn không, bạn sẽ phải tự tìm hiểu nghiên cứu về những việc này. Hãy liên hệ với các trung tâm tuyển dụng, tận dụng những mối quan hệ mà bạn có và nhất là nguồn tin không lồ từ mạng Internet để cập nhật các thông tin về nghề nghiệp. 

Xác định điểm nổi bật nhất của bạn. 
Sẽ rất khó để nhận ra bạn, khả năng của bạn giữa rất nhiều ứng viên đầy tiềm năng khác. Làm thế nào để nhà tuyển dụng nhận ngay ra bạn? Hãy lên danh sách những kỹ năng tốt nhất của mình, chọn ra một điều đặc biệt nhất và bạn cũng tự tin với nó nhất, cố gắng chọn một kỹ năng khác với mọi người nhất trong danh sách ấy. Việc này không chỉ làm cho bạn hiểu rõ giá trị của bản thân mình hơn mà còn rất có ích để bạn cạnh tranh với các đối thủ khác. 

Chọn mục tiêu phù hợp với kỹ năng nổi bật của mình.

Khi bạn đã tập hợp được một danh sách ngắn gọn, rõ ràng những kỹ năng nghề nghiệp của mình, bước tiếp theo là phải tạo sự liên kết giữa kỹ năng này và các yêu cầu của nhà tuyển dụng bằng cách hãy cho họ thấy được danh sách ấy. Biết được những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm và cung cấp (đáp ứng) cho họ là sự lựa chọn thông minh của bạn và bạn cũng sẽ có một khởi điểm tốt cho sự nghiệp của mình 

Tạo một “bản đồ” kinh nghiệm.

Để có được những hình ảnh sống động về những kỹ năng nghề nghiệp của bạn, hãy tạo cho mình một bản đồ sắp xếp các kinh nghiệm mà bạn đã có. “Bản đồ” này sẽ hiển thị tất cả những kỹ năng chuyên môn, những thông tin ghi chú bổ sung, công việc cụ thể bạn đã từng trải qua … Tất cả các thông tin này cần được thể hiện rõ ràng và đẹp mắt để nhà tuyển dụng có thể thấy ngay được bạn đang có những kỹ năng gì, để họ thấy được bạn thực sự là một ứng viên tiềm năng mà họ đang tìm kiếm.

MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2014-2015

Căn cứ kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng năm học 2013-2014, Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương xác định mục tiêu chất lượng năm 2014-2015 như sau:
I. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO:
 1- Hệ Trung cấp nghề:
  - 01 nghề đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo
  - 100% các mô đun, môn học có đủ tài liệu tham khảo
  - Tỷ lệ học sinh thực học đầu học kỳ III so với đầu học kỳ II đạt trên 80%
  - 80% học sinh tốt nghiệp được giới thiệu việc làm trong vòng 6 tháng.

 2- Hệ Sơ cấp nghề-Dạy nghề thường xuyên:
  - 80% học viên các lớp cơ bản học tiếp ở các lớp nâng cao.
  - Mức độ hài lòng về thực hành tay nghề của học viên cuối khóa phản hồi theo phiếu góp ý là 85%, trong đó mục a (tốt) đạt 30%
  - 100% Học viên có đủ thiết bị thực hành.
II. HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN-VIÊN CHỨC:
  - 06 Giáo viên cơ hữu dưới 45 tuổi đạt chuẩn Anh văn TOEIC 450 (hoặc đạt trình độ B1 theo chuẩn Châu Âu)
  - 04 Giáo viên thuộc lĩnh vực nghề trọng điểm học cao học chuyên ngành.
  - 30% giáo viên giảng dạy hệ Trung cấp nghề đạt trình độ tin học IC3.
  - 30% Cán bộ quản lý được cấp chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ quản lý dạy nghề. 
III. ĐẦU TƯ:
  - Đầu tư 1 tỷ đồng cho các ngành đào tạo trọng điểm.
IV. THỰC HIỆN MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA GIÁO DỤC:
  - 100% Viên chức, Giáo viên thực hiện nghiêm túc Nội qui cơ quan.
  - 100% Giáo viên thực hiện đầy đủ các Qui trình-Thủ tục lên lớp.
  - 100% Nhu cầu chính đáng của học sinh được giải quyết đúng hạn.